Một tâm trí khỏe mạnh sẽ đem đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh và một cuộc sống hạnh phúc hơn nhiều. Bạn thử để ý mà xem, trong cơ thể của chúng ta có cảm xúc và một số cảm xúc tiêu cực quá khích có thể làm hại chúng ta.
Cơ thể cảm thấy muốn bùng cháy khi bạn tức giận, run rẩy khi bạn sợ hãi, cảm thấy nghẹn ngào khi buồn bã, muốn ói khi cảm thấy ghê tởm. Cơ thể luôn có phản ứng với các cảm xúc, vì vậy, khi chúng ta trải nghiệm những cảm xúc khó chịu, cơ thể sẽ có những triệu chứng khó chịu, khi bạn cảm thấy đau khổ, cơ thể sẽ cảm thấy đau đớn.
Tuy nhiên, dù bạn chưa nhận ra nhưng trên thực tế, chúng ta có đủ sức mạnh để thay đổi những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực thành tích cực và giúp chính mình sở hữu một tâm trí lành mạnh trong một cơ thể khỏe khoắn.
Đây là một phần rất quan trọng trong tâm lý học được biết đến với tên gọi sức khỏe tinh thần – thể chất. Bằng cách thay đổi tâm trí, chúng ta có thể thay đổi được cuộc sống của mình ở cả phương diện tinh thần lẫn thể chất.
Mối liên quan giữa tâm trí và sức khỏe
Quan điểm về mối liên hệ giữa tâm trí và sức khỏe xuất hiện từ hơn 4,000 năm trước đây, khi các thầy thuốc cổ đại đã phát hiện ra bệnh tật thường kéo đến sau giai đoạn thất vọng hoặc suy sụp về cuộc sống của bệnh nhân. Ngày nay, trong xã hội hiện đại phương Tây, các chuyên gia y tế cũng chia sẻ quan điểm cho rằng những cảm xúc, sự kiện xảy ra trong cuộc sống và kỹ năng đối phó với các biến động của cuộc đời có ảnh hưởng rất mạnh lên sức khỏe. Hai lĩnh vực chịu tác động lớn nhất là các hiệu ứng tinh thần trên sức khỏe của con người (psychoneuroimmunology) và sức khỏe tim mạch.
Psychoneuroimmunology tập trung vào các mối liên hệ giữa những suy nghĩ và cảm xúc của con người để nghiên cứu các phản ứng hóa học trong não và hệ thống miễn dịch.
Về tim mạch, các chuyên gia áp dụng các yếu tố tâm lý và xã hội trong việc đánh giá và giảm nguy cơ các bệnh tim mạch. Đây là một lĩnh vực quan trọng, bao gồm cả việc giảm các cơn đau tim tái phát, giúp bệnh nhân hồi phục sớm hơn và cải thiện hỗ trợ gia đình.
Ngoài ra, stress mãn tính có thể làm chúng ta phát phì và dễ mắc bệnh hơn.
Theo thời gian, stress, cảm xúc tiêu cực và các vấn đề về tâm lý mãn tính có thể:
+ Thúc đẩy cơ thể tích trữ chất béo
+ Giữ muối trong cơ thể
+ Tiêu diệt sức đề kháng của cơ thể với bệnh ung thư, nhiễm trùng và bệnh tật
+ Là nguyên nhân vô sinh và rối loạn chức năng tình dục
+ Làm bệnh tiểu đường trầm trọng thêm
+ Tăng nồng độ cholesterol trong máu
+ Đẩy nhanh nhịp tim và tăng huyết áp, khiến mạch máu dễ có cục máu đông hơn, tăng nguy cơ của một cơn đau tim hoặc đột quỵ
Xoa dịu cảm xúc
Nhận rõ tác động của cảm xúc có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, nhiều trung tâm y tế lớn đã cung cấp dịch vụ sức khỏe như quản lý stress, thư giãn cùng các liệu pháp về nhận thức khác.
Thêm vào đó, một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục điều độ và tối đa hóa sự kiểm soát sức khỏe của bản thân thông qua cảm xúc tích cực của bản thân.
Cân bằng cảm xúc
Thái độ, cảm xúc và hành vi của bạn có sự liên kết chặt chẽ với tâm trí và cơ thể. Chính vì thế, để có sức khỏe tốt, trí óc minh mẫn, bạn cần kiểm soát và cân bằng được cảm xúc của chính mình. Dưới đây là những đặc tính bạn nên/cần có:
+ Luôn cam kết giữ thái độ tốt với bản thân, những người thân yêu, công việc và với thế giới.
+ Luôn có niềm tin rằng mình có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống phát sinh trong cuộc sống của bạn chứ không cảm thấy không đủ năng lực và tuyệt vọng.
+ Thách thức bản thân với những cơ hội và thay đổi thay vì sợ hãi sẽ thất bại.
+ Hiểu giá trị bản thân và được xác nhận bởi những người bạn thân thiết nhất.
Những thái độ, cảm xúc và hành vi khác cũng được xem là có liên quan đến sức khỏe bao gồm:
+ Tham gia hoạt động xã hội, đặc biệt là các chương trình thiện nguyện sẽ giúp bạn chống lại các tác động của stress và giúp bạn sống lâu hơn.
+ Thể hiện tình cảm bằng cách nói ra, điều này sẽ giúp bạn giải tỏa cảm xúc tốt. Điều này cũng giúp bạn có huyết áp thấp và có ít các vấn đề về sức khỏe so với những gì luôn giữ cảm xúc ở trong lòng.
+ Hài hước có thể đẩy lùi stress và giảm các phản ứng tiêu cực khác của cơ thể mỗi khi bị stress.
+ Thái độ tốt với sức khỏe của mình: Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, chịu khó tập thể dục rất quan trọng trong sức khỏe.
Theo Pritikin – ST BY LUU.VN