Mẹo tâm lý đơn giản cho cuộc sống dễ dàng hơn

461

Có những điều rất đơn giản nhưng hữu ích tồn tại quanh ta, chẳng hạn như làm sao biết người khác có muốn nghe bạn nói hay không, làm sao nhìn người ta mà không bị phát hiện hay làm sao để tán tỉnh người ấy mà không “hạ mình”?

Nếu bạn đủ tinh tế để quan sát các quy luật cuộc sống quanh mình, bạn sẽ nhận ra rất nhiều thứ có thể khiến cuộc sống của bạn dễ dàng hơn rất nhiều. Đôi khi, những thay đổi lớn đến từ những thứ rất nhỏ thế thôi.

1- Hãy là người đầu tiên hoặc cuối cùng!

Hầu hết mọi người thường nhớ thứ đầu tiên hoặc cuối cùng ký ức về những thứ tương tự diễn ra trong khoảng giữa thường khá mờ nhạt.

Một ví dụ dễ hình dung nhất mà ai cũng từng trải qua trong thời đi học của mình, những học sinh giỏi nhất lớp hoặc học yếu nhất lớp lúc nào cũng được thầy cô quan tâm hơn những học sinh ở khoảng giữa. Tương tự khi gọi trả bài, thầy cô cũng có xu hướng gọi các học sinh tên đầu danh sách hoặc cuối danh sách nhiều hơn.

Áp dụng quy luật này vào cuộc sống, nếu lần tới bạn đi phỏng vấn xin việc, hãy cố gắng hẹn giờ phỏng vấn sao cho bạn là người đầu tiên hoặc cuối cùng của buổi phỏng vấn, như vậy nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng về bạn sâu sắc hơn.

2- Nếu bạn đứng quầy dịch vụ và tiếp xúc khách hàng trực tiếp, hãy đặt một tấm gương phía sau lưng.

Vì sao ư? Việc này chẳng liên quan gì đến phong thuỷ hay tâm linh hết, đơn giản là nếu bạn có gặp khách hàng cau có khó chịu thì họ sẽ tự soi thấy sự giận dữ hung hãn của mình trong gương mà tự sửa thôi.

3- Nếu bạn bán hàng nhỏ lẻ, đừng nói thêm sau khi đã cung cấp đủ thông tin.

Sau khi bạn đã cung cấp thông tin về sản phẩm và giá cả, đừng nói thêm hay chèo kéo nài nỉ. Bạn chỉ cần im lặng và chăm chú chờ đợi quyết định của khách. Sau một lúc im lặng suy nghĩ, họ có thể đưa lý do này kia để từ chối nhưng thường thì sẽ mua hàng. Sự im lặng tạo áp lực tốt hơn là ồn ào.

4- Nếu bạn hỏi ai đó mà họ chỉ trả lời lưng chừng, hãy tiếp tục đợi.

Nếu bạn im lặng và tiếp tục nhìn vào mắt người kia để chờ đợi, họ sẽ tiếp tục trả lời bạn. Lần nữa, “im lặng là vàng” nhỉ?

5- Hãy nhai kẹo cao su khi bạn đang hồi hộp lo sợ cho việc sắp diễn ra (như sắp diễn thuyết hay thậm chí là nhảy bungee).

Khi ta ăn, não ta sẽ nghĩ là “Ăn thôi mà, đâu có gì đâu mà sợ. Không có gì nguy hiểm hết!” Điều đó sẽ giúp bạn trấn tĩnh được ít nhiều.

6- Người ta luôn nhớ cảm giác bạn gây ra cho họ, chứ không phải điều bạn nói.

Và mọi người cũng thích nói về mình, nên cách tốt nhất để duy trì cuộc nói chuyện là hãy hỏi nhiều về họ.

7- Để học kiến thức mới hiệu quả, hãy dạy điều đã học cho một người bạn và để họ đặt câu hỏi cho bạn.

Nếu bạn có thể dạy lại người khác một cách mạch lạc, rõ ràng là bạn đã hiểu kiến thức đó rất cặn kẽ.

8- Nếu bạn tỏ rẻ vui vẻ phấn khởi khi gặp người khác, họ cũng sẽ tỏ ra như thế với bạn.

Có thể lần đầu thì chưa đâu, nhưng sau vài lần sẽ vậy thôi.

9- Các phản ứng của cơ thể stress – như thở gấp và tim đập nhanh – cũng tương tự như biểu hiện của dũng khí và lòng can đảm.

Vậy nên, nếu bạn thấy stress trước một tình huống nào đó thì có nghĩa là bạn đã rất sẵn sàng và đủ can đảm để vượt qua.

10- Chú ý đến bàn chân người khác.

Khi bạn đến bắt chuyện với hai người đang nói chuyện với nhau, hãy quan sát thân và bàn chân của họ; nếu họ xoay người về phía bạn nhưng bàn chân giữ nguyên, họ thực sự không muốn bạn tham gia vào cuộc nói chuyện này.

Tương tự, nếu bạn đang nói chuyện với ai đó (đồng nghiệp chẳng hạn) mà bạn nghĩ họ quan tâm đến những gì bạn nói, hãy kiểm tra xem họ đang xoay chân hay xoay người về phía bạn; nếu mũi bàn chân không hướng về bạn, hãy nhanh nhanh mà chấm dứt cuộc trò chuyện này vì họ cũng chẳng muốn nghe bạn nói đâu.

11- Cứ giả vờ đến khi nó thành thật, sự tự tin còn quan trọng hơn là kiến thức.

Đừng để người ta đe doạ bạn, người đời ai cũng có một chiếc mặt nạ riêng và đang diễn vở kịch của họ cả.

12- Cũng tương tự, nếu bạn giả vờ là thứ gì đủ lâu, bạn sẽ trở thành chính nó.

13- Làm sao để nhìn chăm chú một người mà không để người đó bắt gặp?

Hãy nhìn thằng qua vai họ như thể đang nhìn gì đó phía xa sau lưng họ; theo quán tính người này sẽ nhìn theo hướng bạn nhìn để xem bạn đang nhìn thứ gì. Khi người này không thể biết bạn đang nhìn gì, họ sẽ khá bối rối (có thể hơi hốt hoảng nữa) và nhìn quanh quẩn, lúc này bạn có đến 45 giây để thoải mái quan sát người ta mà không lo bị bắt gặp.

Trong trường hợp bạn bị bắt quả tang đang nhìn người ta chằm chằm, đừng quay đầu hay quay người nhìn đi chỗ khác, động tác đó xác định là bạn đang nhìn soi mói họ. Bạn chỉ cần đảo mắt khỏi họ thôi, động tác này rất nhanh (so với việc quay đầu hay quay người. Người khi sẽ nghĩ là họ chỉ hiểu lầm một chút và bạn thực ra đang nhìn gì đó sau lưng họ. Hãy làm thật dứt khoát và cố gắng bỏ qua phản ứng của người kia.

14- Giữ quan hệ với người quen cũ, vì lợi ích tương lai.

Đừng quên bạn học đại học và đồng nghiệp cũ khi họ không còn học hay làm việc cùng bạn, vì những người này thường sẽ tiếp tục làm việc cùng lĩnh vực với bạn và biết đâu sẽ có thể hỗ trợ cho bạn sau này. Thỉnh thoảng hãy rủ họ đi cà phê hay bia bọt để cập nhật tình hình.

15- Nếu bạn bực muốn chết vì mấy người lái xe như bà già ngoài đường…

Hãy tưởng tượng họ là một người lớn tuổi nào đó trong gia đình bạn đi, có thể cơn giận của bạn sẽ giảm xuống đáng kể đấy.

16- Hãy đứng thẳng.

Đừng xụ vai, đừng bỏ tay vào túi quần, và hãy giữ đầu thẳng. Không phải chỉ cho đẹp không đâu, tư thế đứng thẳng khiến bạn cảm thấy tự tin và kiêu hãnh hơn, mọi người cũng sẽ thấy điều đó ở bạn.

17- Tránh nói “Tôi nghĩ là…” và “Tôi tin rằng…” trừ khi thật cần thiết.

Cách nói nước đôi đó cho thấy sự kém tự tin và bạn cũng sẽ tự cảm thấy mình kém cỏi nếu cứ nói vậy hoài.

18- Khi bạn lo sợ điều gì, hãy dọn nhà hay dọn chỗ làm việc.

Bạn sẽ thấy thoải mái hơn nhiều đấy.

19- Đừng ngại phỏng vấn lại nhà tuyển dụng!

Đừng nghĩ bạn luôn ở thế bị động, bị hỏi và phải trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng. Bạn hoàn toàn có thể hỏi lại nhà tuyển dụng, như vậy cuộc phỏng vấn sẽ thú vị và ấn tượng hơn. Hãy nhớ là ai cũng thích được nói về mình và không ai thích những cuộc trò chuyện một chiều.

20- Luôn để người khác được quyết định chọn lựa của mình.

Ai cũng muốn được tôn trọng và được tự quyết định chọn lựa cái gì cho mình, từ đứa trẻ lên ba cho đến một người trưởng thành. Mánh ở đây là bạn vẫn có thể dẫn dắt họ theo những gì bạn muốn họ làm nhưng vẫn không áp đặt họ. Thay vì bạn nói “Bạn phải làm cái này!” thì hãy nói “Bạn muốn thế này hay là thế kia?” với các phương án mà dù họ chọn thế nào thì bạn cũng chấp nhận được.

Mẹo này áp dụng cho cả trẻ con và người lớn, bạn vẫn đạt được điều bạn muốn còn người khác vẫn cảm thấy được tôn trọng và được quyết định.

21- Hành động tác động đến thái độ nhiều hơn là ngược lại.

Bạn có thể làm việc gì đó để cho vui, nhưng bạn cũng có thể làm những việc đó vì đang vui. Khi bạn có những cảm thấy không tốt, hãy làm những việc khiến bạn thấy tốt hơn.

22- Trong một nhóm người đang cười, người ta thường vô thức nhìn về phía người mà họ cảm thấy gần gũi nhất.

Lần tới khi tham gia một đám đông vui vẻ nào đó, hãy nhớ quan sát xem ai quan tâm đến bạn nhất nhé!

23- Nếu bạn muốn tạo quan hệ và niềm tin với người khác nhau chóng, hãy “copy” tư thế và cử chỉ cơ thể của họ.

Nếu người đó ngồi bắt chéo chân, bạn cũng hãy bắt chéo chân như họ. Nếu họ ngả người ra xa bạn hay về phía bạn, cũng hãy làm như thế. Sao chép lại cử chỉ của người đối diện giúp gửi đi một thông điệp về sự tin tưởng và thoải mái. Nếu bạn nhận ra người đối diện với mình có những cử chỉ tương tự mình thì đó chính là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ này rất khả quan.

24- Dùng hiệu ứng ngược để thu hút người khác.

Nếu bạn muốn tán tỉnh một người, thay vì cố gắng làm cái này cái kia cho họ để người ta chú ý đến mình, hãy thử làm ngược lại, bằng cách yêu cầu họ làm gì đó cho bạn. Nghe thật lạ đời, nhưng cái gì lạ thường ấn tượng. Chẳng hạn, thay vì mua cà phê cho người bạn thích và hồi hộp đợi phản ứng của người ta, hãy thử yêu cầu người kia mua cà phê giúp bạn. Thứ nhất, bạn có được lợi thế hơn, thứ hai, người kia sẽ vô thức thích bạn hơn, và thứ ba, họ dễ cởi mở nói chuyện với bạn hơn.

25- Kiểm soát nỗi sợ hãi

Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng hay giận dữ, hãy gõ nhẹ các đầu ngón tay của bạn trong khi nghĩ (hoặc thầm nhắc) tới điều khiến bạn căng thẳng. Hãy nhắc đi nhắc lại điều đó vài lần trong khi nhịp 10 đầu ngón tay (cả ngón cái nhé.) Ví dụ, hãy nhịp ngón tay khi nói nhẩm “Mình rất giận anh ta…”. Mẹo này rất hữu hiệu trong rất nhiều tình huống của cuộc sống, giúp bạn nhanh thoát khỏi cảm giác tiêu cực và trở lại với tâm trạng tốt.

Còn bạn có mánh nào không nhỉ? Hãy mách cho mọi người nhé!

Bình luận