Trí thông minh cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh. Những người giàu trí thông minh cảm xúc thường thành công trong cuộc sống vì họ làm người xung quanh cảm thấy dễ chịu khi tiếp xúc với họ.
Nhưng cũng có những người bẩm sinh đã có chỉ số thông minh về mặt cảm xúc quá thấp. Liệu bạn có nằm trong nhóm người này không?!
1. Bạn nghĩ rằng người khác đều hay “làm quá”
Chẳng hạn như khi ông anh trai nhờ bạn chọn một cái áo thật đẹp để mặc đi chơi với bạn gái., hoặc thấy cô bạn thân của mình thật quá rối rắm khi thích một anh chàng nào đó. Bạn có xu hướng nghĩ rằng người khác đang làm quá mọi thứ lên chỉ vì những chuyện vặt vãnh.
2. Sợ những cuộc hẹn trước
Những câu quen thuộc bạn thường hay nói khi ai đó hẹn mình trước vài ngày là “Để xem đã./ Cũng không biết lúc đó có rảnh không?”
3. Bạn tỏ vẻ “nghiêm trọng” khi muốn người khác không nói những điều bạn cho là “nghĩ quá nhiều”
Khi ai đó nói điều gì khiến bạn khó chịu, bạn thường trực tiếp gạt điều họ nói sang một bên. Thậm chí còn tỏ thái độ “thanh niên nghiêm túc” để người khác “sợ” mà im tiếng hẳn luôn.
4. Bạn hiếm khi chủ động gọi cho người khác
5. Bạn làm những điều khiến người khác nghi ngờ lòng chung thủy của mình
6. Hiếm khi nghĩ đến chuyện “trả nợ” cho người khác
Nợ thì phải trả là lẽ đương nhiên, hợp tình hợp lý. Nhưng đôi khi có những người thường hay quên những gì mình mượn hoặc nhận được từ người khác, kể cả tình cảm lẫn tiền bạc. Nếu bạn cũng có “thói quen” này thì có thể khẳng định chỉ số thông minh về mặt cảm xúc của bạn khá là thấp.
7. Thiếu chọn lọc
Bạn là kẻ nghiện mạng xã hội và chia sẻ tất cả các post hoặc bài viết nào đọc được nhưng thiếu chọn lọc. Tất tần tật những bài viết hay tin tức giật gân đều xuất hiện trên trang cá nhân của bạn. Có thể, bạn cho rằng hành động này cho thấy bạn là người nhanh nhạy, nắm bắt được những thông tin mới. Nhưng thực tế, hành động này chỉ cho thấy bạn là kẻ nông nổi, rảnh rang quá mức và không biết chọn lọc thông tin.
8. Đánh đồng “trung thực” với “tàn bạo”
9. Không cảm nhận được cảm xúc của người khác
Khi một ai đó gọi cho bạn khi họ buồn, phản ứng của bạn lại cho họ thấy rằng bạn đánh giá thấp những cảm xúc của họ.
Cô bạn thân báo tin vui sắp cưới và bạn chỉ nói vẻn vẹn rằng sẽ để dành tiền để đi đám cưới cô ấy.
Một người đồng nghiệp thân thiết vừa bị sa thải và bạn nhắc nhở họ rằng “Chuyện cũng không có gì lớn đâu, đừng có rối lên…”
10. Bạn không có thời gian cho những người đang rầu rĩ
Thật vậy, bạn rất ngại dành thời gian cho những người bạn đang có chuyện buồn như mất việc, ly hôn hoặc sức khoẻ kém tâm sự…
11. Cố chấp
Trò chuyện như những người trưởng thành có thể là một nỗi sợ đối với bạn. Thay vì đưa ra những chứng cứ thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình thì bạn thường hành động khá trẻ con bằng cách xoá số điện thoại hoặc lơ luôn những người tranh cãi với mình.
12. Suy nghĩ và phản ứng tiêu cực
Khi có ai đó nói “Bạn đã làm tổn thương tôi” thì bạn sẽ tự động chuyển ngữ thành “Tất cả là lỗi của bạn” và phản ứng tiêu cực với họ.
13. Dễ dàng từ bỏ
Bạn có xu hướng để cho một mối quan hệ tốt đẹp tan biến thay vì tìm cách cứu vãn. Chẳng hạn như người bạn nhắn cho bạn sau khi cả hai tranh cãi thì bạn bỏ mặc tin nhắn ấy, thay vì thẳng thắng giải thích cảm giác và quan điểm của mình. Bạn xem đó như một “đòn trừng phạt” đầy quyền lực.
St by luu.vn